Author: | Ictroi | ISBN: | 9781310099427 |
Publisher: | Ictroi | Publication: | June 13, 2015 |
Imprint: | Smashwords Edition | Language: | English |
Author: | Ictroi |
ISBN: | 9781310099427 |
Publisher: | Ictroi |
Publication: | June 13, 2015 |
Imprint: | Smashwords Edition |
Language: | English |
Hệ thống SAP được thiết kế theo tư tưởng tách rời hai chức năng này thành hai nhóm phân hệ độc lập hoạt động song song với nhau:
1. Phân hệ Kế toàn tài chính (Financial Accounting – FI)
Phân hệ này được sử dụng cho các chức năng về kế toán tài chính. Phân hệ này có các chức năng cơ bản sau:
•Quản lý tất cả các thông tin về kế toán tài chính của doanh nghiệp.
•Tất cả các giao dịch kinh doanh được ghi nhận dưới dạng các bút toán cho phép xem ngược thông tin chi tiết trên từng giao dịch cụ thể từ các báo cáo tổng hợp.
•Luồng dữ liệu luân chuyển giữa FI và các phân hệ khác là hoàn toàn tự động và được thực hiện theo thời gian thực: các giao dịch được ghi nhận tại các phân hệ khác (ví dụ SD – Sale and Distribution) sẽ ngay tức khắc được chuyển sang ghi nhận tại phân hệ Kế toán Sổ Cái (general ledger) trong Financial Accounting.
•Khả năng cung cấp các báo cáo tài chính chính xác về tình tình hình tài chính doanh nghiệp tại thời điểm hiển thị báo cáo. Khác với các hệ thống ERP khác cập nhật dữ liệu giữa các phân hệ theo gói nên luôn có độ trễ nhất định, SAP sử dụng cơ chế cập nhật thời gian thực nên các thông tin báo cáo luôn hiển thị chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đó.
2. Phân hệ Kế toán quản trị (Controlling – CO)
Phân hệ này đảm nhiệm các chức năng về kế toán quản trị (Managerial accounting) như kiểm soát doanh thu và chi phí của các bộ phận để hỗ trợ cho công tác quản lý và ra quyết định.
CO cho phép doanh nghiệp luôn luôn theo dõi chính xác tình hình phát sinh các khoản chi phí cũng như doanh thu của từng bộ phận, từng qui trình sản xuất, từng dự án cụ thể để từ đó có thể kịp thời ra các quyết định phù hợp để tối ưu hóa quy trình quản lý.
CO còn cho người dùng tiến hành các hoạt động lên kế hoạch như lập các hạn mức chi phí, kế hoạch doanh thu,… cho các bộ phận với nhiều chiến lược quản lý khác nhau. Từ đó người quản lý doanh nghiệp các cấp có thể luôn luôn so sánh số liệu phát sinh thực tế với các kế hoạch và chiến lược đã đề ra để từ đó có thể ra các quyết định điều chỉnh chính xác và kịp thời.
CO cho phép người dùng tiến hành phân bổ doanh thu và chi phí cho các bộ phận theo nhiều phương thức khác nhau một cách hoàn toàn độc lập với nhóm phân hệ Kế toán Tài chính (FI). Điều này cho phép tách biệt các giao dịch nội bộ như phân bổ doanh thu và chi phân bổ chi phí với các giao dịch tài chính kế toán thông thường.
Hệ thống SAP được thiết kế theo tư tưởng tách rời hai chức năng này thành hai nhóm phân hệ độc lập hoạt động song song với nhau:
1. Phân hệ Kế toàn tài chính (Financial Accounting – FI)
Phân hệ này được sử dụng cho các chức năng về kế toán tài chính. Phân hệ này có các chức năng cơ bản sau:
•Quản lý tất cả các thông tin về kế toán tài chính của doanh nghiệp.
•Tất cả các giao dịch kinh doanh được ghi nhận dưới dạng các bút toán cho phép xem ngược thông tin chi tiết trên từng giao dịch cụ thể từ các báo cáo tổng hợp.
•Luồng dữ liệu luân chuyển giữa FI và các phân hệ khác là hoàn toàn tự động và được thực hiện theo thời gian thực: các giao dịch được ghi nhận tại các phân hệ khác (ví dụ SD – Sale and Distribution) sẽ ngay tức khắc được chuyển sang ghi nhận tại phân hệ Kế toán Sổ Cái (general ledger) trong Financial Accounting.
•Khả năng cung cấp các báo cáo tài chính chính xác về tình tình hình tài chính doanh nghiệp tại thời điểm hiển thị báo cáo. Khác với các hệ thống ERP khác cập nhật dữ liệu giữa các phân hệ theo gói nên luôn có độ trễ nhất định, SAP sử dụng cơ chế cập nhật thời gian thực nên các thông tin báo cáo luôn hiển thị chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đó.
2. Phân hệ Kế toán quản trị (Controlling – CO)
Phân hệ này đảm nhiệm các chức năng về kế toán quản trị (Managerial accounting) như kiểm soát doanh thu và chi phí của các bộ phận để hỗ trợ cho công tác quản lý và ra quyết định.
CO cho phép doanh nghiệp luôn luôn theo dõi chính xác tình hình phát sinh các khoản chi phí cũng như doanh thu của từng bộ phận, từng qui trình sản xuất, từng dự án cụ thể để từ đó có thể kịp thời ra các quyết định phù hợp để tối ưu hóa quy trình quản lý.
CO còn cho người dùng tiến hành các hoạt động lên kế hoạch như lập các hạn mức chi phí, kế hoạch doanh thu,… cho các bộ phận với nhiều chiến lược quản lý khác nhau. Từ đó người quản lý doanh nghiệp các cấp có thể luôn luôn so sánh số liệu phát sinh thực tế với các kế hoạch và chiến lược đã đề ra để từ đó có thể ra các quyết định điều chỉnh chính xác và kịp thời.
CO cho phép người dùng tiến hành phân bổ doanh thu và chi phí cho các bộ phận theo nhiều phương thức khác nhau một cách hoàn toàn độc lập với nhóm phân hệ Kế toán Tài chính (FI). Điều này cho phép tách biệt các giao dịch nội bộ như phân bổ doanh thu và chi phân bổ chi phí với các giao dịch tài chính kế toán thông thường.